Những kiểu lừa đảo trên mạng thường gặp và giải pháp bảo vệ an toàn

Dù đã liên tục được các phương tiện truyền thông cảnh báo, nhưng những hình thức lừa đảo qua mạng vẫn là một trong những vấn đề nhức nhối, đặc biệt là với đối tượng người cao tuổi. 

Thời gian qua, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh phức tạp khiến toàn bộ sinh hoạt của người dân diễn ra tại nhà, nhu cầu sử dụng Internet ngày một nâng cao. Chính vì vậy, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng xã hội cũng trở nên phổ biến và dày đặc hơn bao giờ hết. Theo Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, từ đầu năm 2020 đến nay, Cục đã phát hiện khoảng 4.100 vụ việc liên quan đến tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Tài khoản mạng xã hội kêu gọi từ thiện 

Lợi dụng lòng tốt và sự tin tưởng của mọi người, hiện nay đã có vô số trường hợp bị lừa bởi những tài khoản Mạng xã hội được lập ra với các tên gọi “Quỹ bảo trợ trẻ em”, “Chia sẻ vì người nghèo”.. Những đối tượng này thường sẽ sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân trái phép của người khác để đưa lên trang Fanpage do chính các nghi phạm lập ra và kêu gọi giúp đỡ, ủng hộ tiền. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền từ các nhà hảo tâm, nhóm nghi phạm lại không chuyển tiền cho những người có hoàn cảnh khó khăn mà dùng để tiêu xài cá nhân.

Mạo danh người thân để gửi link lỗi, hoặc yêu cầu chuyển khoản 

Đây là một trong những hình thức lừa đảo phổ biến nhất khi kẻ xấu chiếm quyền quản trị tài khoản MXH cá nhân của người khác, sau đó nhắn tin cho người thân, bạn bè trong danh sách liên lạc của chủ tài khoản để giả vay tiền, nhờ chuyển khoản, hoặc gửi những đường link xấu nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân của đối phương. 

Giả mạo cán bộ ngân hàng 

Chị Hoàng An (Hà Nội) gặp phải trường hợp nhận được tin nhắn có tên ngân hàng thông báo tài khoản đã bị khoá, muốn giao dịch lại phải truy cập đường link và làm theo hướng dẫn. Chị A. đã hỏi tư vấn từ bạn bè và được cảnh báo về những tình huống lừa đảo qua ngân hàng nên không thực hiện yêu cầu của tin nhắn, may mắn thoát khỏi hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản. 

Hình thức tội phạm tinh vi này có thể xuất hiện dưới dạng những cuộc điện thoại gọi đến, tự xưng là nhân viên ngân hàng, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân cũng như mã PIN để “đóng thẻ do có giao dịch lạ”; hoặc xuất hiện dưới dạng tin nhắn yêu cầu khách hàng truy cập vào link làm theo yêu cầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng tỉnh táo như những khách hàng trên và thực tế đã có không ít khách hàng “sập bẫy” thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao dẫn đến mất tiền oan. 

Nhắn tin trúng thưởng 

Đối tượng lừa đảo sử dụng Facebook Messenger, hoặc Zalo, tin nhắn điện thoại,..để gửi tin nhắn cho người bị hại thông báo trúng thưởng tài sản có giá trị như xe máy, điện thoại hoặc thậm chí là tiền mặt (phiếu quà tặng,..). Sau đó, yêu cầu người bị hại nạp tiền qua thẻ điện thoại hoặc chuyển khoản ngân hàng để hoàn thành thủ tục nhận thưởng. Sau đó, kẻ xấu gửi trang web đã được dàn dựng thông tin về đơn vị tổ chức được dựng lên chi tiết, bao gồm cả tên tuổi địa chỉ những người đã trúng trước đó, CMND của nhân viên hỗ trợ nhận thưởng khiến người dân mất cảnh giác và chuyển tiền theo yêu cầu của các đối tượng. 

Còn vô vàn những hình thức lừa đảo khác nhằm đến mục tiêu là những người lớn tuổi cả tin, không có quá nhiều thông tin cũng như sự hiểu biết để cảnh giác. Chính vì vậy, để có thể ngăn ngừa tình trạng lừa đảo, bảo vệ bố mẹ trên môi trường Internet, cần những hành động thiết thực như giáo dục về ý thức bảo vệ thông tin cá nhân trên Internet, các hành vi lừa đảo mạng. Để tiện lợi và hiệu quả cao hơn, các gia đình cũng có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn dài hạn về mặt kỹ thuật, ví dụ như cài đặt lớp bảo vệ ngay trong modem truy cập mạng. 

F-Safe - Giải pháp bảo mật thông tin, quyền riêng tư của người dùng Internet

Hiện nay đã có rất nhiều những ứng dụng, phần mềm chuyên diệt virus nhưng không phải ai cũng đủ kiến thức về công nghệ để có thể cài đặt và sử dụng. Thấu hiểu được điều này, FPT Telecom đã cho ra mắt giải pháp bảo mật được tích hợp sẵn trong modem Internet FPT, không cần các bước cài đặt phức tạp, Khách hàng hoàn toàn có thể sử dụng. F-Safe là tên gọi của tính năng bảo mật chỉ có trên Internet FPT, có khả năng bảo vệ toàn bộ thiết bị kết nối Internet, thông tin, dữ liệu cá nhân và đảm bảo online an toàn… cho mọi thành viên trong gia đình, tự động bảo vệ và không cần cài đặt.Tính năng bảo mật F-Safe sử dụng công nghệ AI có thể đánh giá và phát hiện những website nguy hiểm, các website theo dõi, thu thập dữ liệu hành vi lướt web của người dùng để ngăn chặn người dùng truy cập. Những trang web lừa đảo, mạo danh cũng sẽ liên tục được cập nhật để ngăn chặn việc người dùng có thể vô tình truy cập vào. Nhờ đó, những người dùng dù không có nhiều kỹ năng về an toàn thông tin cũng có thể được bảo vệ trước các mối đe dọa trên môi trường mạng.

F-Safe được tích hợp trực tiếp vào modem Wi-Fi Internet FPT và không yêu cầu cài đặt nên có thể bảo vệ các thiết bị đang sử dụng chung đường truyền mạng như Smart TV, Camera, khoá cửa,.... "Chức năng này mang lại sự tiện lợi, tối ưu chi phí và giúp bạn đảm bảo an toàn cho cả gia đình, khu trọ, toà nhà... chỉ với một thao tác duy nhất: lắp đặt Internet FPT có tính năng F-Safe", đại diện FPT Telecom cho biết. 

Từ ngày 01/07/2021, khi đăng ký Internet FPT hoặc combo Internet và Truyền hình FPT với các gói Super 80, Super 100, Super 150 có triển khai modem Internet Hub AC1000C-V2 hoặc modem GPON AC1000F, Khách hàng sẽ được miễn phí 2 tháng dịch vụ F-Safe.

Sau thời gian ưu đãi, cước phí sẽ tính theo giá 10.000 đồng/ tháng (chưa bao gồm VAT). 

Chi tiết liên hệ hotline hoặc truy cập tại https://fpt.vn/fsafe/